Kinh nguyệt không đều là trỏ vào chu kỳ hành kinh, vào lượng kinh, màu kinh, chất kinh bất cứ phương diện nào đã có sự đổi thay đã phát hiện ra bệnh trạng, thường thấy kinh ra trước kỳ gọi là trồi; kinh ra sau kỳ kinh gọi là sụt, kinh ra trồi sụt linh tinh, kinh ra quá nhiều hoặc quá ít.
- Cách chữa đi tiểu buốt tại nhà cho nữ: Giải pháp an toàn và hiệu quả
- Sa Tử Cung Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
- Bệnh phụ khoa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Bệnh tuy thể hiện các loại chứng trạng khác nhau, nhưng tóm lại không ngoài hai phương diện như sau:
1. Thay đổi chu kỳ:
Kỳ thấy kinh sớm hơn 1 tuần, thậm chí trong 1 tháng có kinh 2 lần gọi là kinh trồi. Kinh nguyệt lùi lại 7 ngày hoặc 40-50 ngày hoặc 2-3 tháng một lần thì gọi là kinh sụt. Kinh nguyệt khi sớm khi muộn linh tinh, trước sau sai nhau 7 ngày trở lên gọi là loạn kinh.
Còn kinh kỳ tuy có sai trái, tất phải liên tục 2-3 lần trở lên, nếu xảy gặp có một lần thì không coi là bệnh.
2. Sự thay đổi lượng và chất kinh:
Chu kỳ của kinh bình thường mà lượng kinh nhiều quá mức bình thường hoặc số ngày hành kinh kéo dài gọi là kinh nguyệt ra quá nhiều.
- Lượng kinh ít hơn ngày thường hoặc thời gian thấy kinh rút ngắn gọi là kinh nguyệt quá ít.
- Còn màu kinh tím đen, đỏ, lợt, chất kinh đặc lỏng thì thường kèm những chứng bệnh kể trên.
Hai loại bệnh kể trên là hai hiện tượng của bệnh kinh nguyệt không đều, về nguyên nhân đa phần giống nhau.
Nguyên nhân cơ chế bệnh
Về nguyên nhân xoay quanh nội thương thất tình ngoại cảm lục dâm, ẩm thực khơi cư không đúng mức tỳ vị tổn âm hỏa bốc lên. Còn như cơ chế sinh bệnh thì:
- Kinh trồi là nhiệt cũng có khi do khí hư.
- Kinh sụt là hư hàn nhưng cũng có khi vì huyết ứ, đờm ngăn trở khác nhau.
- Loạn kinh là can uất tỳ hư, can thận hao tổn cũng hay thấy.
- Lượng kinh quá nhiều đều do khí hư huyết nhiệt.
- Lượng kinh quá ít là khí hư huyết ứ. Trên đây chỉ mới khái quát mà thôi, cụ thể hãy dựa vào sau.
1. Nhiệt:
a. Huyết nhiệt: do hay ăn đồ cay nóng, hút thuốc, uống rượu, hoặc do khí hậu quá nóng, cảm phải nhiệt tà, nhiệt đọng vào huyết, đẩy huyết trôi chảy sai đường lối, thường dẫn đến thấy kinh quá sớm, kinh quá nhiều.
b. Hư nhiệt: Hoặc do vốn chân âm hao kém, lo nghĩ nhiều dâm dục dữ khiến hỏa động hoặc do thất tình nội thương ngũ chí quá cực” làm âm huyết hao hot, hỏa nhiệt mạnh quá, xúc tác kinh nguyệt ra sớm mà lượng ít.
2. Hàn:
– Hư hàn. Do dương khí suy kém hoặc hàn tà đọng lại lâu ngày. Dương khí suy kém, cơ năng không mạnh khỏe, sự vận hành kém sức cho nên kinh huyết không thực hiện đúng kỳ, thường trì trệ, thấy muộn mà ít có khí hư, huyết hư, tỳ hư can thận hư tổn. …
Ngũ chí quá cực: Ngũ chỉ là 5 loại tình chi mừng, giận, râu, lo, sợ, hiểu rộng là hoạt động tinh thần quá độ, sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của tạng phủ khí huyết mà sinh bệnh.
3. Hư
a. Khí hư: Nhọc mệt đói khát, chính khí suy kém, mạch xung mạch nhâm không kiêng cố, không gìn giữ chế ước được huyết, thường thấy kinh đến sớm mà nhiều.
b. Huyết hư: Phần nhiều do sự ra huyết liên miên hoặc do sinh nở quá nhiều, hoặc do ham dâm dục bì sẩy thai, âm huyết hao tổn bể chứa huyết sạch bách, thì làm sao thấy kinh đúng kỳ được, cho nên kinh muộn lượng ít.
c. Tỳ hư: Tỳ vị hư yếu không thu nạp và vận hóa tốt, đấy là nguyên ủy làm nguồn sinh hóa khí huyết kém, huyết dịch không đủ mà thường thấy kinh muộn. Lại nữa tỳ thống nhiếp huyết, hễ tỳ hư khí hạ hãm không đủ sức quán xuyến cho nên kinh huyết lại dễ thấy trước kỳ.
d. Can thận hao tổn: Vì ham dâm dục quá nhiều khí huyết luôn bị phát động tổn hại đến mạch xung mạch nhâm ảnh hưởng đến can thận.
- Can hư thì kém công năng tàng chứa huyết.
- Thận hư thì kém đi công năng thu nạp. Kém công năng tàng chứa thì kinh ra muộn, thấy ít.
- Thâu nạp kém thì kinh ra sớm mà thấy nhiều. Hoặc vì nhiều ham muốn” mà không thỏa, lo nghĩ uất tích, tâm khí tỳ khí kết lại ảnh hưởng đến mạch xung, nhâm tiêu hao thận âm, thận âm bị tổn thương, can khí cũng mất điều hòa cho nên dẫn đến kinh nguyệt rối loạn.
4. Thực:
Có huyết ứ, có khí uất và đờm thấp.
a. Huyết ứ: Sau sanh, sau lúc hành kinh huyết ứ đọng lại trong tử cung làm nghẽn tắc đường vận hành làm cho kinh ra không đúng kỳ.
b. Khí uất: Vì tức giận vì lo nghĩ vì tình chí không được cởi mở, khi uất lại không thư thái hoặc khí nghịch lên, huyết kết lại vì đó mà kinh nguyệt không đều.
c. Đờm thấp: Vì đờm thấp chữa đọng lại hoặc vì mỡ màng quá nhiều tắc lắp địa đạo sinh ra huyết mạch không thông. Kinh huyệt trệ lại không vận hành, nặng thì biểu hiện kinh bế nếu kèm có tỳ khí hư yếu không thể thống nhiếp huyết dịch, hoặc kèm có huyết nhiệt bên trong quá nhiều khiến huyết trào ra thì lại thấy kinh ra nhiều và ra sớm.
Biện chứng
1. Chứng nhiệt:
a. Huyết nhiệt:
Thấy kinh trước kỳ, lượng kinh nhiều, màu kinh đỏ sẫm hoặc bầm tím, chất đặc dính, có khi ra máu cục mùi hôi tanh, mặt mày đỏ hồng, mỗi trước lúc thấy kinh bầu vú căng lên, lúc thấy kinh dạ dưới gò dau (cũng có thể thấy trước lúc hành kinh) đau ran lên ngực sườn, hoặc tức ngực, căng dạ dày, được ợ một cái thì nhẹ nhõm, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch huyền kèm có nhiệt thời đỏ khô cứng, lòng phiền hay hờn dỗi, thích lạnh sợ nóng, đại tiện bí, tiểu tiện do lưỡi đỏ rêu vàng, mạch hoạt, sác.
b. Hư nhiệt:
Thấy kinh trước kỳ, lượng kinh ít, màu kinh đỏ au, chất không có cục, mặt mày không tươi, có lúc hai gò má đỏ đầu xây xẩm nóng phiền ở bên trong, đêm ngủ không yên, tinh thần mệt mỏi, chất lưỡi đỏ nhợt, rêu hơi vàng mà khô hoặc miệng lưỡi lở loét, mạch tế sác.
2. Chứng hàn:
Hư hàn, thấy kinh sau kỳ, lượng kinh ít, màu nhợt hoặc hơi xám đen chất loãng, mặt mày trắng bợt, thích nóng sợ lạnh, chân tay mát lạnh, bụng đau liên miên, thích được chườm nóng, môi nhợt, rêu trắng, mạch trầm trì vô lực.
3. Chứng hư:
a. Khí hư: Kinh ra trước kỳ mà lượng nhiều, màu lợt, chất loãng sắc mặt trắng bóng, tinh thần uể oải, tim hồi hộp, ngắn hơi nhác nói, hoặc cảm thấy rũ mỏi ở eo lưng, đùi vế, dạ dưới sa trằn, chất lưỡi lợt, mà rêu mỏng ướt, mạch hư nhược vô lực.
b.Huyết hư: Kinh ra sau kỳ, lượng ít, màu đỏ lợt, chất loãng, mình ốm nhom, mặt mày vàng ngoách, hoặc thấy môi lưỡi móng tay móng chân xanh lợt, da dẻ khô queo, đầu choáng mắt hoa, tim hồi hộp, ít ngủ, chất lưỡi nhợt không có rêu, mạch tế sác hoặc hư tế, nếu kèm có chứng trạng khí hư là khí huyết lưỡng hư.
c. Tỳ hư: Kinh ra trồi sụt linh tinh, lượng nhiều ít vô chừng màu nhợt mà trong, mặt mày vàng vọt, chân tay sưng nề, tinh thần mệt mỏi, kém sức, ham nằm, chân tay lạnh mát, đầu xây xẩm, tim hồi hộp có lúc trướng bụng. lạt miệng ăn ít không biết mùi vị, hay nôn ói, đại tiện phân lỏng, chất lưỡi nhợt, rêu trắng, mach hu trì.
d. Can thận hư tổn: Kinh ra, hoặc trước hoặc sau kỳ lúc nhiều lúc ít màu lợt chất loãng, mặt mày xanh lét hoặc hơi sẫm tối, đầu choáng tai ù, đau nhức eo lưng, đùi vế kém sức, ăn ít, ngủ không tốt dạ dưới sa trần và đau, đái đêm nhiều, lưỡi nhạt rêu mỏng, hoặc rạn nứt, mạch trầm nhược.
4. Chứng thực:
a. Huyết ứ: Kinh ra sau kỳ lượng kinh ít, màu kinh bầm tím, đọng cục, mặt mày tím ngắt, bụng dưới gò đau chối nắn, khi ra máu có cục, ra rồi thì dễ chịu, ngực bụng trướng đầy không thư thái, đại tiện táo bón, tiểu vàng, lưỡi đỏ sẫm, mạch trầm sắc.
b. Khí uất; Kinh ra trước kỳ sau kỳ linh tinh, ra kinh một cách không khoan khoái. lượng ít, màu đỏ bầm, có cục có cục, mặt mày xanh xám, tinh thần uất ức,thấy kinh trước kỳ và cảm thấy phiền nóng khó chịu môi khô miệng ráo, rêu vàng, mạch sác.
c. Đờm thấp: Kinh ra sau kỳ màu nhợt mà đặc dính, lượng kinh nhiều it không chừng đổi, mặt mày trắng bệch, tức ngực, trướng bụng, thường lợm mửa, ăn uống kém sút, miệng lạt nhiều nhớt, rêu lưỡi trắng nhầy mạch huyền hoạt, có khí hư huyết nhiệt ngoài những chứng trạng toàn thân như trên mà kiêm có khí hư và huyết nhiệt ra, còn có những chứng trạng thấy kinh trước kỳ và lượng kinh quá nhiều.
Nguồn: Theo Đông Y Toàn Tập – Nguyễn Trung Hòa (NXB Hồng Đức)