Sùi mào gà là một trong những bệnh xã hội đang lây lan mạnh mẽ hiện nay. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh sùi mào gà sẽ để lại các biến chứng nguy hiểm.
1. Bệnh sùi mào gà là gì?
Sùi mào gà là căn bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất hiện nay. Sùi mào gà do Human Papillomavirus (HPV) gây nên. Loại virus này chỉ hoạt động ở niêm mạc da hoặc bán niêm mạc da.
Bệnh đặc trưng với những u nhú hay nốt sùi mềm mọc đơn lẻ hoặc thành cụm giống như bông cải, hoặc giống hình ảnh sần sùi của mào gà.
Những mụn cóc này có thể xuất hiện tại nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, kèm theo đau đớn, ngứa ngáy hoặc khó chịu cho người bệnh. Mụn cóc có thể xuất hiện sau vài tuần, vài tháng hoặc vài năm kể từ khi nhiễm virus.
2. Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà.
2.1 Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà:
Nguyên nhân chính gây bệnh sùi mào gà là do Human Papillomavirus (HPV) gây ra. Đây là loại virus gây u nhú phổ biến ở người với khoảng 150 chủng khác nhau, trong đó có ít nhất 30 – 40 chủng lây nhiễm qua đường tình dục. Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, có 2 nhóm chủng phổ biến gây bệnh sùi mào gà như sau:
- Chủng HPV-16 và HPV-18: Bên cạnh sùi mào gà, người bệnh nhiễm nhóm virus này có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật, âm đạo, hậu môn hoặc hầu họng,…
- Chủng HPV-6 và HPV-11: Đây là những chủng lành tính. Tuy nhiên, nhóm virus này có thể gây nên bệnh sùi mào gà khổng lồ (u Buschke – Lowenstein) một dạng ung thư biểu mô tế bào vảy dạng nhú, rất hiếm gặp, đặc trưng bằng các nốt sần xâm lấn xuống dưới trung bình. Khi soi mô bệnh bằng kính hiển vi sẽ thấy những vùng lành tính, xen kẽ vùng tế bào thượng bì bất thường hoặc tế bào biệt hóa ung thư tế bào vảy (SCC).
Theo thống kê, có khoảng 11 – 12% dân số thế giới hiện nhiễm HPV, tương đương 700.000 – 800.000 người ở cả nam và nữ. Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm HPV ở mức 8 – 11% tùy vùng miền. Trong đó, có đến 50% phụ nữ cho biết đã từng nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời. Virus có thể lây truyền sang người lành bằng những con đường sau:
2.2 Các con đường lây nhiễm sùi mào gà:
- Quan hệ tình dục không an toàn với người bệnh (qua âm đạo, dương vật hoặc hậu môn).
- Tiếp xúc tay, miệng với cơ quan sinh dục của người bệnh đã nhiễm HPV.
- Sử dụng chung đồ dùng, vật dụng cá nhân với người nhiễm HPV.
- Truyền từ mẹ sang con qua nhau thai.
3. Triệu chứng và tác hại của bệnh sùi mào gà ở nam giới.
3.1 Triệu chứng của bệnh sùi mào gà ở nam giới.
So với các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Bệnh sùi mào gà ở nam giới dễ nhận biết hơn nhờ các dấu hiệu điển hình:
- Ở nam giới, sùi mào gà thường xuất hiện ở xung quanh bộ phận sinh dục như: đầu dương vật, thân dương vật, bao quy đầu, rãnh bao quy đầu, bìu, lỗ niệu đạo hay hậu môn và các vùng lân cận. Sùi mào gà có thể xuất hiện ở miệng nếu mắc sùi mào gà ở miệng.
- Sau thời gian ủ bệnh từ 3 tuần đến 9 tháng thì ở nam giới bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như sau: Ban đầu là những vết sùi nhỏ mềm, nhô cao lên màu hồng tươi có đường kính từ 1mm đến 2mm, hầu như những nốt này ít ngứa, màu hồng tươi, không đau nhưng dễ gây chảy máu.
- Theo thời gian vết sùi phát triển nhanh chóng chúng có thể liên kết với nhau thành mảng rộng trông như mào gà hoặc hoa súp lơ, đường kính có thể lên đến vài cm, giữa các đám sùi thường ẩm ướt, dễ chảy máu, ấn có thể ra mủ.
- Khi sùi mào gà phát triển to sẽ gây cảm giác ngứa, đau, khó chịu.
- Khi quan hệ tình dục chạm vào các vết sùi sẽ thấy đau, chảy máu.
3.2 Tác hại của bệnh sùi mào gà ở nam giới.
Bệnh sùi mào gà là căn bệnh xã hội nguy hiểm, tuy chưa thể đe doạ tới tính mạng ngay nhưng khi mắc bệnh sùi mào gà sẽ có tác hại cho nam giới như:
- Gây tự ti, hoang mang, giảm chất lượng cuộc sống.
- Làm tổn thương bộ phận sinh dục ở nam giới: gây đau nhức, lở loét, chảy màu khó chịu, khó tập trung làm việc, giảm ham muốn sinh hoạt tình dục.
- Bên cạnh đó, sùi mào gà còn có thể làm cho việc mắc các bệnh dễ dàng hơn như viêm tinh hoàn, viêm ống dẫn tinh viêm bao quy đầu có thể gây biến chứng là vô sinh cho nam giới.
- Nếu để bệnh kéo dài, sùi mào gà còn có thể gây biến chứng nặng như ung thư dương vật, ung thư vòm họng.
4. Triệu chứng và tác hại của bệnh sùi mào gà ở nữ giới.
4.1 Triệu chứng của bệnh sùi mào gà ở nữ giới.
Bệnh sùi mào gà ở nữ giới thường có các biểu hiện như sau:
- Ở nữ giới, sùi mào gà thường xuất hiện quang các vùng ở các bộ phận sinh dục: Môi lớn, môi bé, trong âm đạo, cổ tử cung, hậu môn, trong miệng và các vùng khác.
- Sau thời gian ủ bệnh từ 3 tuần đến 9 tháng thì ở nữ giới bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như sau: Ban đầu là những vết sùi nhỏ mềm, nhô cao lên màu hồng tươi có đường kính từ 1mm đến 2mm, hầu như những nốt này ít ngứa, màu hồng tươi, không đau nhưng dễ gây chảy máu.
- Theo thời gian vết sùi phát triển nhanh chóng chúng có thể liên kết với nhau thành mảng rộng trông như mào gà hoặc hoa súp lơ, đường kính có thể lên đến vài cm, giữa các đám sùi thường ẩm ướt, dễ chảy máu, ấn có thể ra mủ.
- Khi sùi mào gà phát triển to sẽ gây cảm giác ngứa, đau, khó chịu.
- Khi quan hệ tình dục chạm vào các vết sùi sẽ thấy đau, chảy máu.
4.2 Tác hại của bệnh sùi mào gà ở nữ giới.
- Khi bị sùi mào gà ở nữ giới sẽ có các tác hại sau:
- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, cảm giác mệt mỏi, tự ti, không thể tập trung làm việc do sùi mào gà gây đau, khó chịu, ngứa ngáy, ẩm ướt bộ phận sinh dục cũng như các bộ phận khác.
- Ảnh hưởng đến đời sống tình dục: Giảm ham muốn, cảm giác sợ khi quan hệ do bị đau, chảy máu.
- Gây viêm nhiễm âm đạo, viêm cổ tử cung có thể biến chứng nặng nhất là vô sinh.
- Người mẹ mang thai mắc bệnh sùi mào gà có thể lây bệnh cho em bé khi sinh nở.
- Nếu để bệnh kéo dài gây ra biến chứng nặng nhất là ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư vòm họng.
5. Hình ảnh sùi mào gà
5.1 Hình ảnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục nam
Hình ảnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục nam có thể bắt gặp tại các khu vực như quy đầu, bao quy đầu, rãnh bao quy đầu, vùng dây hãm bao quy đầu, thân dương vật, lỗ niệu đạo,… Người bệnh có thể thấy các nốt mụn hoặc u nhú mềm, nhỏ, kích thước khoảng 1 – 2mm nằm rải rác, không đau hay ngứa rát, có màu trắng hồng, hình tròn hoặc dẹt, có cuống.
Về sau, các nốt mụn sùi có xu hướng phát triển to hơn và liên kết lại thành từng cụm. Hình dạng của chúng khá giống mào gà, súp lơ; khi chạm vào sẽ cảm thấy sần sùi và thô ráp. Các nốt mụn có thể vỡ ra, chảy mủ hoặc chảy nước khi gặp sang chấn, khiến nam giới đau đớn, ngứa ngáy và khó chịu. Thương tổn nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm nhiễm và mùi hôi ở vùng kín.
Khi nam giới mắc sùi mào gà ở bộ phận sinh dục, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, các nốt sùi có thể lan rộng và khởi phát nhiều bệnh nam khoa nguy hiểm như viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, tắc ống dẫn tinh, ung thư dương vật,…
5.2 Hình ảnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục nữ
So với nam giới, hình ảnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục nữ thường khó nhận biết hơn. Bên cạnh đó, những biểu hiện của bệnh rất dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác liên quan đến đường sinh dục. Các nốt mụn sùi chủ yếu mọc đơn lẻ ở vị trí như môi lớn, môi bé, niệu đạo, cổ tử cung, âm đạo,… Chúng không gây đau, không ngứa và không làm tăng tiết dịch trong âm đạo.
Vào cuối giai đoạn đầu, các nốt sùi có xu hướng tập trung thành từng cụm khiến người bệnh cảm thấy đau hoặc vướng víu khi đi lại. Bên cạnh đó, màu sắc của chúng cũng chuyển dần từ màu hồng sang màu nâu, xám. Khi mụn vỡ ra, thương tổn sẽ gây đau, ngứa, tiết dịch vùng kín rất khó chịu và cảm thấy đau rát khi quan hệ tình dục.
Sùi mào gà ở nữ giới làm tổn thương cả bên trong lẫn bên ngoài cơ quan sinh dục. Do đó, bệnh nhân cần được điều trị sớm để tránh biến chứng thành nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm khác như viêm tử cung, viêm cổ tử cung, bít lỗ niệu đạo, ung thư âm đạo, ung thư cổ tử cung,… Nguy hiểm hơn, phụ nữ mang thai khi bị sùi mào gà có thể lây nhiễm sang thai nhi, dẫn đến các trường hợp sảy thai, sinh non, thai chết lưu, trẻ bị dị tật bẩm sinh hoặc tử vong ngay từ khi chào đời,…
5.3 Hình ảnh sùi mào gà ở hậu môn
Hình ảnh sùi mào gà xuất hiện ở vùng hậu môn thường xảy ra ở những bệnh nhân có quan hệ tình dục với người nhiễm virus qua con đường này. Các nốt sùi có thể mọc ở bên trong, bên ngoài hoặc xung quanh khu vực hậu môn. Do đó, người bệnh cần phải được nội soi ống hậu môn để kiểm tra các nốt sùi bên trong và điều trị triệt để.
Bệnh sùi mào gà ở hậu môn đặc trưng với sự xuất hiện của các mụn thịt màu hồng nhạt, nâu hoặc xám, hơi ẩm ướt. Người bệnh có cảm giác vướng víu, đau tức nhẹ hoặc khó chịu xung quanh hậu môn. Đối với một số trường hợp nặng, có thể xuất hiện máu trong phân, tần suất đi vệ sinh nhiều, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sinh hoạt. Các triệu chứng này thường bị nhầm lẫn với bệnh trĩ.
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, sùi mào gà ở hậu môn có thể dẫn đến ung thư hậu môn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó, bệnh nhân cần chủ động thăm khám, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán sùi mào gà để có phương án điều trị dứt điểm phù hợp nhất.
5.4 Hình ảnh sùi mào gà ở tay
Trong một vài trường hợp, có thể bắt gặp các nốt sùi mào gà ở tay, chân, bẹn,… nếu các bộ phận này có tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh. Đặc trưng ở khu vực này là những u nhú sần sùi, mọc tập trung thành từng cụm như bông cải. Nhìn chung, sùi mào gà ở tay, chân tương đối dễ điều trị do có thể sử dụng thuốc bôi ngoài da cùng nhiều biện pháp hỗ trợ khác.
(Hình ảnh sùi mào gà ở tay)
5.5 Hình ảnh sùi mào gà ở môi – miệng – lưỡi
Sùi mào gà ở môi, miệng, sùi mào gà ở lưỡi, họng bị mắc do quan hệ tình dục qua miệng với người mang bệnh sùi mào gà.
Dưới đây là một số hình ảnh:
5.6 Hình ảnh sùi mào gà ở mắt
Sùi mào gà ở mắt bị mắc đa số do tay dính dịch chứa virus HPV, sau đó gãi hoặc vô tình chạm vào bề mặt da vùng mắt và gây nhiễm bệnh.
6. Phòng ngừa bệnh sùi mào gà.
- Các biện pháp để giảm nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà:
- Phòng ngừa bệnh bằng tiêm vắc xin HPV
- Quan hệ tình dục an toàn.
- Chung thuỷ với bạn tình, quan hệ tình dục một vợ- một chồng.
- Không quan hệ khi có bệnh HPV rõ ràng.
7. Các phương pháp điều trị sùi mào gà hiện nay.
Hiện nay chưa có thuốc để tiêu diệt virus HPV nhưng có các phương pháp điều trị triệu chứng của bệnh sùi mào gà như sau:
6.1 Đốt điện
Là biện điều trị sùi mào gà tức thời, gây đau đớn, dùng dao điện phá huỷ các tổn thương sùi mào gà, thường áp dụng khi vết sùi quá lớn. Hiện nay biện pháp này ít dùng vì gây đau đớn cho người bệnh và sau khi đốt xong dịch vết sùi chứa virus dễ dàng dây ra các bộ phận nên thường gây lây nhiễm lại nhanh chóng ở chỗ đốt nên dễ tái phát trở lại.
6.2 Đốt laser
Đây là phương pháp được các phòng khám sử dụng rộng rãi để điều trị sùi mào gà, là phương pháp điều trị tức thời giúp loại bỏ vết sùi nhanh chóng nhưng giống như đốt điện đốt laser gây đau đớn, dễ lây nhiễm trở lại. Ở nữ giới với các vết thương ở sâu trong cổ tư cung rất khó điều trị, gây đau đớn, hồi phục với thời gian dài. Liệu pháp đốt laser có thể gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý ở nam giới: giảm chất lượng tinh trùng, dễ gây rối loạn sinh lý.
6.3 Tiêm Interferon
Phương pháp hiếm khi được sử dụng do nguy cơ tác dụng phụ và chi phí cao. 6.4 Phương pháp áp lạnh.
Dùng nitơ lỏng để làm đông lạnh các tế bào da tổn thương.
6.4 Bôi dung dịch axit.
Dung dịch axit thường chỉ dùng cho những tổn thương nhỏ ở âm hộ. Phải rửa sạch thuốc sau 1-3 giờ (để lâu quá sẽ gây loét da). Không được dùng thuốc này trong khi có thai, không bôi thuốc vào trong âm đạo, cổ tử cung, lỗ niệu đạo, miệng hoặc phía trong hậu môn. Dung dịch axit được dùng đối với mụn cóc mềm, nhỏ.
8. Giải pháp tối ưu trong điều trị Sùi Mào Gà
Sau nhiều năm tìm tòi, nghiên cứu và chữa trị cho bệnh nhân thấy được những hạn chế của các phương pháp điều trị như đốt điện, đốt laser, chấm axit vì gây đau đớn, nhanh tái phát, dễ tái nhiệm bệnh sùi mào gà trở lại. Dựa trên tinh hoa Y học cổ truyền dân tộc và sự phát triển của Y học hiện đại chúng tôi đưa ra phương pháp điều trị sùi mào gà bằng Đông như sau: Sử dụng thuốc bôi bằng Đông Y kết hợp thuốc uống tăng cường miễn dịch:
Thuốc uống Đông Y: Được xây dựng dựa trên sự kết hợp tinh hoa của các vị thuốc Đông Y có tác dụng trị liệu các nguyên nhân sùi mào gà từ bên trong.
Thuốc bôi Đông Y: Có tác dụng điều trị triệu chứng của sùi mào gà, loại bỏ các vết sùi cho người bệnh: Giúp loại bỏ các vết sùi nhanh chóng, làm hết cảm giác khó chịu, đau đớn của người bệnh khi có vết sùi, giảm viêm nhiễm.
Khi bôi từ 7-10 ngày các vết sùi sẽ tự động rụng đi nhanh chóng, an toàn, không gây đau đớn. Thuốc uống tăng cường miễn dịch: Vì sùi mào gà không có thuốc tiêu diệt virus HPV mà bệnh HPV có thể tự khỏi nếu hệ thống miễn dịch đủ mạnh để chống lại được virus HPV.
Dựa trên đặc tính này các nước phát triển như Mỹ, Anh, Nhật đã sử dụng các thuốc tăng cường miễn dịch để nâng cao miễn dịch sinh ra cơ chế bảo vệ cơ thể bằng hàng rào miễn dịch, tránh bệnh tái phát trở lại.
Vì sao nên sử dụng phương pháp điều trị sùi mào gà bằng Đông Y
- Liệu trình an toàn, hiệu quả nhanh chóng, dễ dàng, giúp bạn loại bỏ cả nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sùi mào gà.
- Vết sùi mào gà rụng đi nhanh chóng, không gây đau đớn cho người bệnh.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm khả năng bệnh tái phát lại.
- Bác sỹ có trình độ chuyên môn cao về cả Đông Y và Tây Y, có kinh nghiệm lâu năm trong điều trị sùi mào gà và các bệnh xã hội khác: bệnh lậu, chlamydia, giang mai. Nên trong quá trình điều trị kết hợp điều trị các bệnh xã hội khác nếu có cho người bệnh.
- Điều trị bệnh từ bên trong ra ngoài, giúp người bệnh yên tâm.
- Bệnh nhân sử dụng thuốc chữa sùi mào gà tại nhà, tiết kiệm thời gian, chi phí. Hỗ trợ chuyển thuốc cho bệnh nhân ở xa bằng xe khách hoặc chuyển phát nhanh.
Sùi mào gà là căn bệnh xã hội vô cùng nguy hiểm và đang dần trở nên phổ biến vì dễ lây nhiễm. Vì vậy khi có bất kì triệu chứng nào của bệnh sùi mào gà bạn cần đến khám và điều trị ở cơ sở y tế uy tín để bảo về sức khoẻ của chính bạn cũng như những người xung quanh.